Câu hỏi thường gặp: Tôi thật thất vọng khi thấy thủ lĩnh của mình có những quyết định sai lầm nhưng không chịu nhận, khi tôi góp ý, họ còn nổi giận với tôi nữa chứ. Câu thần chú Người đỡ đầu luôn luôn đúng có thật sự là như vậy không? Thủ lĩnh cũng là người, cũng phải có lúc họ phạm sai lầm chứ, đúng không?
Trái với câu thần chú sponsor luôn luôn đúng,Sponsell nhận thấy rằng việc thủ lĩnh đưa ra những quyết định sai lầm không phải là hiếm. Nhưng thông thường, thay vì nhận lỗi và tìm cách giải quyết, nhiều người tìm cách che dấu, lấp liếm. Hậu quả là không sớm thì muộn họ cũng làm mất đi lòng tin của các nhà phân phối trong hệ thống.
Khi mất đi niềm tin vào người đỡ đầu, nếu là một nhà phân phối bình thường có thể chán nản và bỏ cuộc. Trong trường hợp đó cũng là một thủ lĩnh, họ có thể ly khai, tự dẫn dắt đội nhóm riêng của mình gây ra sự chia rẽ trong nội bộ mà việc hàn gắn sẽ rất khó khăn. Nhưng làm sao để giải quyết vấn đề này?
Sai Lầm Của Một Bậc Thầy
Jacob Veldhuyzen van Zanten là một trong những phi công được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp nhất thế giới. Ông thậm chí còn được giao phụ trách chương trình huấn luyện an toàn cho hãng Hàng không Hoàng Gia Hà Lan (KLM). Họ chọn hình ảnh của ông và câu slogan “Không bao giờ chậm trễ” là những biểu tượng thương hiệu của mình. Vậy mà ông đã phải đánh mất sự nghiệp của mình và của hơn 500 người khác trong chuyến bay KLM 4805 đi từ Armsterdam tới Las Palmas chỉ vì một sai lầm rất ngớ ngẩn.
Theo lộ trình, chuyến bay sẽ đáp xuống Las Palmas và ngừng ở đó một thời gian để tiếp nhiên liệu trước khi bay ngược trở về Amsterdam. Do có một vụ khủng bố ở gần sân bay Las Palmas, Zanten phải hạ cánh tạm tại Tenerife, một sân bay nhỏ cách ga đến khoảng 50 hải lý. Sự việc ở Las Palmas có vẻ nghiêm trọng nên họ phải đợi ở sân bây giờ này qua giờ khác. Một viễn cảnh không tốt tí nào hiện ra trong đầu Zanten. Tìm đâu khách sạn cho hàng trăm hành khách trên một hòn đảo vừa nhỏ mà lại đang phải đón hàng loạt máy bay ngoài dự kiến đáp xuống; Chuyến bay bị hoãn sẽ làm ngưng trệ hàng loạt các chuyến bay sắp tới của KLM; Và uy tín về sự luôn luôn đúng giờ của ông sẽ bị ảnh hưởng.
Zanten quyết định tiết kiệm thời gian bằng cách yêu cầu toàn bộ hành khách nghỉ lại trên máy bay, và tranh thủ cho tiếp nhiên liệu ngay tại Tenerife để tiết kiệm thời gian. Nào ngờ, khi quá trình tiếp liệu đang diễn ra thì sân bay Las Palmas thông báo sự cố đã được giải quyết. Quyết định của ông làm cho họ phải chờ lại thêm 35 phút nữa làm Zanten càng sốt ruột. Đồng thời lúc đó sương mù bắt đầu kéo tới và càng lúc càng dày đặc. Zanten quả quyết, mỗi phút chờ đợi thì nguy cơ phải ở lại Tenerife càng tăng cao. Ông liên lạc đài kiểm soát không lưu xin phép cất cánh ngay lập tức.
Đài không lưu hôm ấy do thiếu nhân sự, các nhân viên lại đang mải mê theo dõi một trận banh trên radio nên làm việc rất uể oải. Sương mù dày đặc làm khả năng quan sát của họ rất hạn chế. Họ vẫn đồng ý cho ông khởi hành, nhưng chưa cho lệnh cất cánh. Tận dụng từng phút, Zanten vẫn cho máy bay chạy ra đường băng, bất chấp lời cảnh báo của người phụ lái. Lúc ấy, sương mù đã dày đến nỗi ông không thể nhìn thấy ở đầu bên kia của đường băng một chiếc máy bay Pan Am của Mỹ đang chắn ngang.
Ông chỉ nhận ra chuyện ấy khi đã cho máy bay tăng tốc tối đa để chuẩn bị cất cánh. Ông trả giá cho sai lầm ấy bằng sinh mạng của 583 hành khách và phi hành đoàn có mặt trên cả hai chuyến bay. Dù là một phi công bậc thầy, Zanten đã tạo nên tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử ngành hàng không.
Nguồn: en.wikipedia.org/wiki/Jacob_Veldhuyzen_van_Zanten
Câu chuyện trên đây là một ví dụ cho một tư duy cảm tính theo lối mòn mà ai trong chúng ta cũng có lúc mắc phải. Chúng ta có thể là một thủ lĩnh, một bậc thầy, một chuyên gia, một nhà vô địch, hay bất cứ mỹ từ gì người khác dùng để gọi chúng ta, nhưng khi các khó khăn ập đến, chính vầng hào quang ấy lại trở thành chiếc vòng kim cô, siết chặt quanh đầu và làm lu mờ đi sự sáng suốt.
Nếu một ngày, chúng ta phát hiện ra thủ lĩnh của mình rơi vào tình huống này, hãy thông cảm với họ. Một vài sai lầm không phải là biểu hiện của sự yếu kém, đó chỉ là biểu hiện của việc họ đang phải đối mặt với quá nhiều khó khăn. Hãy năng động hơn và gánh giúp cho họ những việc thuộc về phạm vi trách nhiệm của mình các bạn nhé.
Còn nếu một ngày, bản thân chúng ta đối diện với vấn đề này, hãy can đảm nhìn nhận sai lầm của mình. Không ai quan tâm đến một vài thất bại của chúng ta nếu chúng ta biết thừa nhận và sửa chữa trước khi sa lầy vào nó. Khi gặp bế tắc, đừng quên hạ cái tôi của mình xuống và lắng nghe lời khuyên của những người chung quanh, nhất là lời khuyên từ người đỡ đầu của mình.
Nếu các bạn đang bế tắc, các bạn cũng có thể liên lạc với Sponsell, Sponsell cũng luôn sẵn lòng chia sẻ với các bạn bằng kinh nghiệm của chính bản thân mình.
Sponsell
— / —