Hôm nay thay đổi một chút, xin trích một đoạn trao đổi của Sponsell với một bạn NPP để mở đầu cho Điểm tưa Kiến thức, bài tiếp theo trong chuỗi bài Điểm tựa đang được mọi người trông đợi.
Mình đang theo đuổi sự nghiệp KDTM nhưng bị gia đình ngăn cản, bắt phải ở nhà. Mình không biết làm thế nào nữa
- Vậy bạn muốn S. giúp gì cho bạn?
Làm sao để gia đình hiểu mình bây giờ hả S.
- Theo T., tại sao gia đình không cho bạn làm KDTM?
Cái này lỗi tại mình, bỏ bê học tập. Nói thật với S. mình mới bị thầy giáo gọi về nhà mắng vốn nên gia đình mới giận dữ như vậy. Hic
- À. Vậy là không phải tại gia đình mà tại bản thân mình rồi, đúng không?
Đúng.
- Nếu vậy thì có lẽ chúng ta phải tự sửa chữa trước. Sắp xếp lại thời gian, rõ ràng giờ nào việc đó, cam kết thực hiện đúng như vậy, rồi xin phép gia đình nếu đảm bảo đúng kế hoạch này thì thời gian còn lại được làm việc mình muốn. Nếu sau 6 tháng mà không giữ được như lời hứa hoặc kết quả học tập không tiến triển thì sẽ bỏ hẳn. Tr. thấy sao?
Hay quá. hihi… quá tuyệt vời… S. thông minh ghê. Cám ơn S. vì những lời chia sẻ rất tâm huyết :D
- Mình đứng ở ngoài nên nhìn vấn đề sáng hơn thôi. Việc có một kế hoạch để học hành cho tốt và dành thời gian còn lại làm KDTM cũng không phải dễ dàng. Nhưng đó là cách thể hiện quyết tâm thành công của chúng ta đối với cả gia đình và đội nhóm. Cố gắng lên Tr.
Nhưng S. cho mình hỏi. Mình thấy việc học ở trường không cần thiết nhưng tại sao vẫn phải đi học? Theo S. việc đi học có cần thiết hay không?
- Có!
!
- Mình ví dụ nhé.
Ok.
- Nếu như Tr. thất bại ở KDTM và không còn được gia đình hỗ trợ nữa, Tr. sẽ làm gì để duy trì cuộc sống?
Chưa nghĩ tới S. ạ.
- Khi có cơ hội kinh doanh riêng, Tr. kiếm ai để cộng tác cùng phát triển?
Người thân, bạn bè.
- Vậy làm thế nào để Tr. biết những cái mà họ nói có đúng, có thật hay không? Ý mình là trên khía cạnh chuyên môn ấy.
Dựa trên sự tin tưởng.
- Tức là nếu tin nhầm người xấu thì xem như xui ?
Đúng rồi
- Người làm kinh doanh thường họ không làm như vậy.
Tức là…
- Nói cho đúng là người thành công họ không làm như vậy. Giống như Robert Kiyosaki có nói: Việc KD có tính rủi ro, chứ không phải nó rủi ro. Rủi ro hay không là do người thực hiện nó.
Đúng nhưng mình chưa hiểu nó liên quan gì đến việc đi học đại học?
- Học đại học là một cách để trang bị cho mình kiến thức chuyên môn và mạng lưới quan hệ, để khởi nghiệp KD riêng khi đã có nhiều vốn (từ KDTM chẳng hạn) và để khi sa cơ thất thế (gãy mạng lưới, mạng lưới bị lôi kéo, v.v…) thì có thể kiếm tạm một công việc đủ nuôi bản thân, trong lúc chờ khôi phục lại.
! Kinh khủng. Đúng là mình chưa nghĩ tới.
- Mình lại ví dụ nữa nhé. Một người vô công rỗi nghề, một nhân viên quèn và một trưởng phòng kinh doanh, Tr. thích ai làm sponsor mình hơn?
Trưởng phòng. Hay.
- Tấm bằng đại học không đảm bảo một vị trí trưởng phòng, nhưng vị trí trưởng phòng thì thường là phải có bằng đại học.
Tuyệt thật.
- Thành công không đến trong một đêm mà đến sau nhiều năm, nhiều tháng và trong những năm tháng đó, có nhiều điều chúng ta cần phải làm, có nhiều điểm tựa chúng ta cần phải xây dựng. Hệ thống chỉ mới là một phần nhỏ thôi. Đừng chỉ tập trung nó mà bỏ qua những điểm tựa khác, lúc đó đi trên đường đời sẽ vữnng vàng hơn nhiều.
Quá đúng. Hihi. Cám ơn S. đã vẽ cho mình 1 con đường.
Đoạn trao đổi trên đây có thể đang đi ngược lại với nhiều điều mà bạn suy nghĩ. Nhưng nó phản ánh khá toàn diện quan điểm của Sponsell về điểm tựa thứ hai mà chúng ta cần phải xây dựng – Điểm tựa kiến thức.
Đại học không phải là con đường duy nhất
Nhưng nó là một con đường quan trọng. Nếu bạn đã có cơ hội vào đại học, bạn có cơ hội tiếp cận những kiến thức đại cương và chuyên môn mà bạn không thể học được ở đâu khác.
Trong lúc Steve Jobs chia sẻ tại lễ tốt nghiệp của sinh viên Stanford, ông đã tiết lộ sự về việc ông ta bị đá đít khỏi trường đại học. Nhưng ông ta cũng đã khẳng định chính nhờ lớp Typography mà ông kịp học trước khi “tốt nghiệp sớm” đã tạo ra một giá trị không nhỏ vào sự thành công của Macintosh. Điều này có đem lại ý tưởng gì cho bạn đối với các môn Xác suất thống kê, Pháp luật đại cương hoặc Anh văn chuyên ngành?
Trong quyển dạy con làm giàu số 7, Robert Kiyosaki có nhắc đến ý niệm “bảo hiểm”. Người giàu thường có nhiều cách để bảo hiểm cho tài sản và cuộc sống của mình để giảm thiểu rủi ro. Bảo hiểm có thể do mua được hoặc do học được. Việc hoàn thành một tấm bằng đại học cũng chính là một cách để bảo hiểm cuộc sống của bạn sau này.
Bỏ qua một cơ hội để bảo hiểm cho mình, phung phí số tiền đã đầu tư cho việc học nhưng lại không tận dụng triệt để khoảng thời gian đó để phát triển công việc kinh doanh của mình liệu có phải là một dấu hiệu của trí thông minh tài chính hay tư duy thành công?
Kiến thức không chỉ là đại học
Kể cả khi bạn không đang là một sinh viên, đừng bỏ lỡ việc củng cố kiến thức của mình.
Bạn có thể học về kinh doanh, quản lý hay marketing để giúp phát triển hệ thống. Bạn có thể học thanh nhạc, chơi đàn, vẽ tranh hay các môn nghệ thuật khác để cuộc sống thêm phong phú. Bạn có thể học tin học, điện tử hoặc ngoại ngữ để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể học bất cứ gì mình thích.
Trong những khóa học này, bạn sẽ dễ dàng gặp được nhiều người tích cực và chia sẻ nhiều sở thích với mình (có tích cực mới dành thời gian để học chứ). Đây là những khách hàng rất dễ bắt chuyện và rất tiềm năng.
Ngòai ra, khi có thêm những kiến thức bài bản về một vấn đề nào đó, bạn sẽ có nhiều đề tài để nói chuyện hơn khi tiếp xúc lạnh. Điều đó cũng làm cho bạn tự tin hơn và làm cho buổi tiếp xúc cũng tự nhiên hơn. Việc tiếp xúc lạnh sẽ không còn là một cơn ác mộng nữa.
Làm tốt và Học giỏi
Khi còn là sinh viên, Sponsell được nghe một thủ lĩnh, lúc đó đang là sinh viên hệ cử nhân tài năng của Đh.KHTN, chia sẻ về bí quyết học giỏi là làm KDTM giỏi như sau:
Nếu bạn muốc học giỏi, hãy dành 100% sự nỗ lực cho việc học. Nếu muốn làm KDTM thành công, hãy dành 100% sự nỗ lực cho KDTM. Muốn học giỏi và làm KDTM giỏi, hãy dùng 200% sự nỗ lực.
Chính lời chia sẻ này làm Sponsell càng tin tưởng hơn vào lựa chọn làm KDTM của mình và đã hoàn thành tốt việc học tập. Và cũng chính nhờ tấm bằng ấy mà Sponsell đã củng cố được cả điểm tựa tài chính lẫn điểm tựa địa vị xã hội của mình và có nhiều đột phá trong thời gian ngắn sau đó.
Cũng chính nhờ theo đuổi nguyên tắc này mà nhiều NPP trong hệ thống của Sponsell cũng đã bước đi những bước vững chắc, gặt hái được thành công cả trong sự nghiệp chuyên môn lẫn trong công việc kinh doanh của mình.
Sponsell làm được, nhiều thủ lĩnh làm được, bạn cũng sẽ làm được!
—
Trước khi kết thúc bài viết này, bạn có muốn cùng Sponsell làm một bài tập thực hành nho nhỏ chứ? Hãy tìm hiểu về những thủ lĩnh trong công ty của bạn vừa học giỏi vừa làm việc tốt và chia sẻ vài dòng về họ bên dưới bài viết này. Bạn làm được điều này chứ?
Mỗi câu chuyện sẽ là một viên gạch giúp bạn, tuyến dưới bạn, và tất cả những người KDTM chân chính giúp điểm tựa Kiến thức của mỗi người càng vững vàng hơn.
Mỗi câu chuyện sẽ là một tấm gương để giúp bạn, tuyến dưới bạn, và tất cả những người KDTM chân chính cùng củng cố lòng tin và quyếttâm thành công.
Bạn sẽ cùng Sponsell làm điều này chứ?
Sponsell
— / —